Các loại bụi mịn PM

Bụi mịn PM là gì? Các loại bụi mịn PM thường gặp, tác hại và cách phòng tránh Để lại bình luận

5
(12)

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam cho thấy nồng độ bụi mịn PM 2.5 và PM 1.0 trong không khí ở khu vực Hà Nội và TP.HCM ở mức báo động. Hiện tại tình trạng đã vượt ngưỡng tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới và có khả năng rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tuy nhiên bạn đã biết Bụi mịn PM là gì chưa, nếu chưa hãy cùng Tổng kho Panasonic tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bụi mịn PM là gì?

Theo định nghĩa của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ thì bụi mịn PM được gọi tắt với cụm từ PM – Particulate Matter, là những phân tử vô cơ hay hữu cơ bay lơ lửng trong không khí. Bụi mịn Thường có nguồn gốc từ bụi, bồ hóng, đất và chủ yếu từ khói thông qua việc đốt cháy những nhiên liệu hữu cơ công nghiệp hay phương tiện giao thông.

Bụi mịn PM là gì?
Bụi mịn PM là gì?

Kích thước của hạt bụi mịn rất đa dạng, từ hạt có thể nhìn bằng mắt thường cho đến những phân tử gần như vô hình. Kích thước của hạt bụi mịn thường sẽ được ghi sau ký tự PM, được tính theo đơn vị µm (micromet).

Bụi mịn PM 10, PM 2.5 là gì?

Các loại bụi mịn PM
Các loại bụi mịn PM

Như đã đề cập, chỉ số phía sau PM sẽ ám chỉ kích thước của hạt bụi mịn, cụ thể:

Bụi mịn PM10: Hạt bụi có kích thước từ 2.5 – 10µm

Để ví dụ độ nhỏ của những hạt Bụi mịn PM này, bạn hãy lấy kích thước sợi tóc bạn làm minh hoạ. Đường kính của sợi tóc thông thường chỉ khoảng là 50 – 70µm. Vì vậy nên PM10 cũng khó để ta có thể thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, các hạt này thường chỉ tích tụ trên phổi. Cho nên mức độ nguy hiểm sẽ không cao bằng PM2.5.

Bụi mịn PM 2.5: Những hạt bụi với kích thước từ 1.0 – 2.5µm

Bụi mịn PM 2.5
Bụi mịn PM 2.5

Đây là loại bụi mịn được mọi người cảnh báo nguy hiểm nhất bởi vì nó có khả năng thâm nhập vào trong đường máu thông qua việc hít thở. Ngoài ra, có một vài phân tử bụi vốn có độc tính, nên nhờ việc thâm nhập sâu vào máu có thể gây ra nhiều đến cơ thể của chúng ta.

Xem thêm: Bụi mịn PM 2.5 là gì?

Bụi siêu mịn PM1.0

Bụi mịn PM 10

Gần đây, các nhà khoa học có phát hiện ra sự tồn tại của những phân tử được gọi là bụi siêu mịn – PM1.0. Những hạt bụi siêu mịn có kích thước nhỏ đáng kinh ngạc (thường nhỏ hơn 1.0µm). Chúng có thể tấn công phế nang dễ dàng. Vì kích thước nhỏ, phân tử này có khả năng tác động mạnh mẽ lên tế bào hay ADN của cơ thể người.

Nguyên nhân xuất hiện bụi mịn PM 

Rất nhiều chuyên gia cảnh báo những năm tiếp theo, bụi mịn PM ngày càng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đặc biệt là ai đang sinh sống tại các thành phố lớn. Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện của bụi mịn. Trong đó, phải kể tới một số nguyên nhân chính sau:

  • Thời tiết thay đổi, biến đổi khí hậu, phun trào núi lửa hay các thảm họa thiên tai
  • Khí thải xe cộ. Các phương tiện có thể tạo khí thải làm ô nhiễm không khí có thể kể đến là: xe buýt, ô tô và xe máy. Khí thải xe tạo ra các loại hóa chất, cặn bụi nhỏ kèm mùi khó chịu
  • Đốt rơm rạ, đốt rác thải không đúng nơi quy định tại nông thôn
  • Sử dụng các loại bếp than tổ ong 
  • Khí thải từ nhà máy, xí nghiệp hóa chất, sơn dầu, điện tử
  • Rác thải sinh hoạt hằng ngày không được xử lý đúng quy định. Kèm theo đó là tình trạng vứt rác bừa bãi
  • Bụi đến từ các công trình xây dựng

Nguyên nhân gây ra các loại bụi mịn PM 1.0, PM 2.5, PM 10 đa phần từ thói quen sinh hoạt và lối sống con người. Hiện nay, tại các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, TP HCM,… tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi đang ở mức cảnh báo đỏ. Tác hại bụi mịn đe dọa sức khỏe của con người, chính là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Tác hại của bụi mịn PM

Tác hại bụi mịn 2.5 ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả mọi người. Trong đó, bụi mịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người lớn tuổi và trẻ em. Do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển đầy đủ, trẻ em sẽ chịu tác động nhiều nhất của ô nhiễm không khí. Cùng nồng độ khí ô nhiễm hít phải, một lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể sẽ cao gấp 2 lần người lớn.

Bụi mịn PM làm Suy giảm trí nhớ
Bụi mịn PM làm Suy giảm trí nhớ

Ngoài ra, những người với trạng yếu và người có tiền sử bệnh hô hấp tim mạch là những người chịu nhiều tác hại nhất.

Gây dị ứng

Ở mức độ nhẹ hơn, bụi PM 2.5 mang theo vi khuẩn sẽ bám vào bề mặt của cơ thể. Gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và dị ứng. Một số trường hợp nặng sẽ gây đau mắt, viêm mũi, bệnh về tai mũi họng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tại ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tai, mũi, họng.

PM 2.5 làm suy giảm hệ miễn dịch

Bụi mịn PM Dẫn đến nhồi máu cơ tim
Bụi mịn PM Dẫn đến nhồi máu cơ tim

Bụi PM 2.5 có thể hấp thụ các chất độc, đồng thời mang theo vi khuẩn ngoài môi trường. Theo đó, khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ thải độc tố ngấm vào cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Chính vì thế, người sống ở các thành phố lớn bị ô nhiễm cao thường dễ mắc bệnh vặt hơn những người sống ở nơi có không khí trong lành.

Gây viêm phổi và tắc nghẽn phổi mãn tính

Bụi mịn PM Gây bệnh về hô hấp
Bụi mịn PM Gây bệnh về hô hấp

Bụi PM2.5 và PM10 khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ thông qua hoạt động hít thở. Sau đó, chúng đi theo đường dẫn khí, bám và tích tụ vào bên trong khí quản và bề mặt phổi. Theo thời gian, lượng bụi này tích tụ ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng lớn tới phổi. Gây cảm giác khó chịu như khàn tiếng, hắt hơi, khó thở.

Sau đó, cùng đường kính siêu nhỏ lượng Bụi mịn PM này có khả năng luồn lách vào túi phổi và tĩnh mạch phổi. Sau đó xâm nhập vào máu gây ra những căn bệnh chết người. Điển hình như hen suyễn hay tim mạch. Đặc biệt bụi mịn PM PM 2.5 có kích thước siêu nhỏ nên có thể xâm nhập sâu. Là nguyên nhân gây ra tắc nghẽn phổi mãn tính. Khi lượng bụi này tích tụ đủ lớn sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Cách phòng tránh các loại bụi mịn PM 1.0, PM 2.5, PM 10

Thay đổi thói quen sinh hoạt là biện pháp giúp hạn chế các tác hại của bụi mịn PM
Thay đổi thói quen sinh hoạt là biện pháp giúp hạn chế các tác hại của bụi mịn PM

Các chuyên gia Y tế khuyến cáo rằng mỗi người chúng ta nên tự trang bị kiến thức phòng chống bụi mịn cần thiết. Cũng như thông tin về bụi mịn PM để chủ động phòng, tránh bụi hiệu quả. Một vài biện pháp phòng tránh bụi mịn phổ biến là:

  • Vệ sinh sạch sẽ chân tay, miệng mỗi ngày sau khi đi bên ngoài về. Nên rửa tay nước muối sinh lý và các dung dịch vệ sinh chuyên dụng
  • Hạn chế di chuyển tại tuyến đường đông đúc, đông người qua lại hoặc bị ô nhiễm rác thải
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch
  • Hạn chế đeo kính áp tròng nếu di chuyển tại các khu vực có nhiều bụi bẩn, khu vực có ô nhiễm không khí. Lý do vì bụi mịn có thể bị kẹt lại trong kính áp tròng, gây tổn thương mắt
  • Uống nhiều nước để thanh lọc và giữ ấm cơ thể
  • Đeo khẩu trang kháng khuẩn khi ra đường. Đây là một khuyến cáo quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ. Khẩu trang sẽ giúp tránh được những hạt bụi siêu nhỏ. Nên lựa chọn dòng khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5, PM 10, PM 1.0 uy tín, chất lượng, chính hãng
Sử dụng khẩu trang chuyên dụng giúp ngăn ngừa bụi mịn
Sử dụng khẩu trang chuyên dụng giúp ngăn ngừa bụi mịn
  • Máy lọc không khí cũng là giải pháp làm sạch bụi mịn PM lơ lửng: máy lọc không khí giúp lọc sạch bụi lơ lửng, và bụi mịn trước khi chúng đi vào phổi chúng ta. Ngoài ra, các dòng máy lọc không khí còn là giải pháp duy nhất và nhanh chóng nhất giúp bạn lọc sạch các mùi độc hại có trong nhà như mùi hóa chất tẩy rửa, hay mùi sơn tường, mùi gỗ…
Sử dụng các thiết bị có khả năng lọc bụi mịn như Máy lọc không khí
Sử dụng các thiết bị có khả năng lọc bụi mịn như Máy lọc không khí để có bầu không khí trong lành

Đó là toàn bộ những chia sẻ về các loại bụi mịn PM và những biện pháp phòng chống bụi mịn. Để ngăn chặn được sự ảnh hưởng của bụi mịn, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn phòng tránh trên đây. 

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về bụi mịn PM, Bụi mịn PM là gì hoặc cần tư vấn về máy lọc không khí Panasonic, hãy liên hệ ngay Tổng Kho Thiết Bị Điện Panasonic để được tư vấn miễn phí.

Tham khảo một số mẫu máy lọc không khí Panasonic giá rẻ sau đây để nâng cao chất lượng không khí gia đình mình nhé!

Bài viết hữu ích với bạn chứ?

Chọn vào các ngôi sao để đánh giá!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số lượng đánh giá: 12

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đánh giá đầu tiên

Bài viết này thực sự hữu ích với bạn!

Theo dõi chúng tôi trên các kênh truyền thông xã hội!

Chúng tôi rất tiếc nếu bài viết này chưa hữu ích với bạn!

Hãy để chúng tôi cải thiện bài viết này!

Hãy cho chúng tôi biết làm sao để cải thiện bài viết này?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *